Cách Nhận Biết Sự Khác Nhau Giữa Kiếm Lô Hội Và Bicolor

1.41K viewsTổng hợphoa lan lan kiếm orchid
0

Với khá nhiều kiếm thủ mới gia nhập “Bộ môn Lô&Bi” hiện nay, đây là vấn đề còn khá lúng túng, mù mờ. Hôm nay mình cóp nhặt các bài viết khác nhau và chắt lọc để anh chị em chưa nắm chắc cùng tham khảo
Tên khoa học:
Lô Hội: Cymbidium Aloifolium, viết tắt: Cym. Aloifolium, hoặc chỉ viết Aloifolium thì các bạn hiểu đó là cây lan kiếm Lô Hội.

Bicolor: Cymbidium Bicolor; Cym. Bicolor – bản thân từ Bicolor đã hàm ý cây kiếm mặt hoa chỉ có 2 màu.

Để phân biệt một loại kiếm này so với loại kiếm khác…dựa vào hình thái mặt hoa (màu sắc, cấu tạo bông hoa) là dễ nhất và căn bản nhất, sau mới đến so sánh đặc điểm thân lá, giả hành (củ, mông…). Nhưng đôi khi trong tự nhiên, nếu chỉ nhìn vào đặc điểm thân lá, củ…chúng ta sẽ dễ bị nhầm. Ví dụ như trường hợp hai cây: Bạch Vân, Tiểu Giang 89, về củ và thân lá có thể nói hoàn toàn mang hình thái Bicolor, nhưng chúng lại là Lô Hội. Lô hội miền Bắc đại đa số có thân thủ củ lá…của lô hội. Lô hội miền Nam, nhất là vùng Daklak, Tây Nguyên…rất nhiều cây mang phom của kiếm hai màu (bicolor).

1. Với hai cây kiếm lô hội và bicolor dòng nền tảng, cơ bản và phổ biến ta thường gặp trong thiên nhiên. Việc phân biệt giữa hai loài này khá đơn giản. Căn cứ vào cánh môi (ta hay gọi là lưỡi): Nếu môi hoa có các sọc kẻ dọc, song song với trục đối xứng của cánh môi thì đó là LÔ HỘI. Nếu là một mảng màu (kể cả bệt) thì đó là Bicolor.

2. Với các cây lô hội và bicolor có mặt hoa màu trắng, vàng, xanh…việc quan sát môi có các sọc dọc như phần 1 là không thể (vì chúng không có, hoặc gần như không có, khó quan sát). Vì vậy, để phân biệt sự khác nhau giữa hai cây loại này, người ta thường dựa vào:

– “Hai Thuỳ” đối xứng hai bên trụ nhuỵ: nếu hai thuỳ này có hình dáng nhọn như đầu lưỡi gươm và dài hơn trụ nhuỵ (khi nhìn ngang bông hoa, hoặc nhìn từ trên xuống) – đó là một bông LÔ HỘI. Nếu “hai thuỳ” này có dạng tù (bầu tròn) và ngắn hơn trụ nhuỵ, thì đây là bông bicolor. (Khái niệm Thuỳ ở đây chỉ là để nhận biết…)

– Thêm một đặc điểm nhận dạng khác: Giữa môi hoa có 2 đường gân nhỏ chạy song song màu trắng. Nếu hai đường gân ấy có gồ lên ở giữa thì là Lô Hội, mà nếu không có gồ lên thì là Bicolor. Về đặc điểm nhận dạng này, thực sự tôi cũng chưa quan sát thấy để cảm nhận trực quan.

Trên đây là một số ghi chép về chủ đề phân biệt hai dòng lan kiếm lô hội và bicolor. Anh chị em kiếm thủ hãy bổ sung thêm để mọi người hiểu rõ hơn. Xin cảm ơn cả nhà đã đọc và đóng góp ý kiến bổ sung.
Nguồn: https://www.facebook.com/groups/hoilankiem/posts/1437004607118307

5/5 - (6 votes)
Ban Chủ Edited question 19/10/2022